• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

Đối thoại tại doanh nghiệp góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Ngày đăng

Đối thoại là một hình thức giải quyết xung đột, đồng thời cũng là hình thức tìm hiểu các lĩnh vực hợp tác nhằm cải thiện quan hệ giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) tại doanh nghiệp nhằm tạo ra sự phân phối bình đẳng và hợp lý, yếu tố quan trọng góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

 

Mục đích của đối thoại trong doanh nghiệp là nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó tìm ra sự đồng thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, giữa NLĐ, mà đại diện là tổ chức công đoàn và NSDLĐ, tạo ra sự hợp tác giữa NLĐ và NSDLĐ, nhờ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó tình trạng xảy ra tranh chấp lao động dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội và môi trường đầu tư, làm thiệt hại cho NLĐ, cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Tính từ năm 1995 đến hết năm 2013, cả nước đã xảy ra 5.264 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của NLĐ, bình quân 293 cuộc/năm. Thời gian gần đây, t́nh hình đình công có xu hướng gia tăng, nhất là từ năm 2010 đến nay. Theo thống kê của các cơ quan hữu quan, trong 4 năm, từ 2010 đến 2014 đã có 2.296 cuộc đình công xảy ra, như vậy trung bình mỗi năm có 574 cuộc đình công.

Nguyên nhân chính của tình hình trên chủ yếu là do NSDLĐ chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Điều kiện lao động, sinh hoạt vật chất và tinh thần của NLĐ trong nhiều doanh nghiệp chưa được bảo đảm, công tác quản lý nhà nước về lao động còn nhiều hạn chế, nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa có tổ chức Công đoàn hoặc có nhưng công đoàn hoạt động chưa hiệu quả, đa số NLĐ xuất thân từ nông thôn nên nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật lao động còn hạn chế.

Tuy nhiên, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là ở chỗ các doanh nghiệp chưa tổ chức được đối thoại với NLĐ khi có bức xúc trong quá trình làm việc, hoặc NSDLĐ áp đặt các quy định quản lý mà không tham khảo ý kiến của NLĐ. 

Vì vậy đối thoại kịp thời, thường xuyên chính là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết tốt các xung đột trong quan hệ lao động, tạo dựng mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ và ổn định trong doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Mặc dù đối thoại tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong nhiều năm qua, đối thoại vẫn chỉ là việc làm tự nguyện và xuất phát từ nhu cầu của các bên, có nghĩa là các bên trong quan hệ lao động muốn thực hiện cũng được, mà không muốn cũng không sao. Tuy nhiên từ khi Bộ luật Lao động 2012 được ban hành thì nội dung về đối thoại tại nơi làm việc đă được luật hoá và được quy định tại Chương V, Mục I.

Ngày 19/6/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 60/2013/NĐ - CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc, trong đó có quy định về đối thoại tại nơi làm việc.

Theo quy định hiện hành của Bộ luật Lao động và Nghị định 60/2013/NĐ - CP thì tất cả các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn và sử dụng lao động theo hợp đồng lao động đều thuộc phạm vi bắt buộc phải tổ chức đối thoại.

Pháp luật hiện hành quy định rõ, NSDLĐ chủ trì phối hợp với ban chấp hành công đoàn tổ chức hội nghị đối thoại định kỳ 3 tháng một lần để trao đổi, thảo luận những vấn đề mà hai bên quan tâm. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại mà trùng với thời gian tổ chức Hội nghị NLĐ, thì không phải tổ chức đối thoại định kỳ nữa.

Ngày 20/11/2013, Tổng Liên đoàn LĐVN ban hành Hướng dẫn 1755/HD - TLĐ về việc công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Tại phần 2 của hướng dẫn này, đă quy định chi tiết về việc công đoàn tham gia xây dựng quy chế đối thoại, về thành phần tham gia đối thoại ở nơi có công đoàn cơ sở và nơi chưa có công đoàn cơ sở, về nội dung, nguyên tắc và hình thức đối thoại.

Nội dung đối thoại tại doanh nghiệp gồm những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ; yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ, tập thể lao động và nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định số lượng thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại, số lượng thành viên đại diện mỗi bên phải có ít nhất là 03 người. Thành phần tham gia đối thoại bên NSDLĐ gồm NSDLĐ hoặc người được ủy quyền hợp pháp và các thành viên đại diện cho bên NSDLĐ cử; bên đại diện NLĐ gồm ban chấp hành công đoàn cơ sở và các thành viên đại diện cho bên tập thể NLĐ do hội nghị NLĐ bầu ra.

Trong quá trình đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận dân chủ các nội dung đối thoại. Kết quả cuộc đối thoại phải lập biên bản cuộc đối thoại, ghi rõ những nội dung đă thống nhất và các biện pháp tổ chức thực hiện; những nội dung chưa thống nhất và thời gian tiến hành đối thoại, những nội dung chưa thống nhất hoặc mỗi bên tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động. Biên bản đối thoại phải được ký tên, đóng dấu và niêm yết công khai tại doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất và đăng tải trên hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Theo báo cáo của 41 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương đến thời điểm 31/5/2014, trong tổng số 14.600 doanh nghiệp các loại, đã có 7.461 doanh nghiệp (bằng 51% tổng số doanh nghiệp báo cáo) đã tổ chức đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ; 9.200 doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ (bằng 63% tổng số doanh nghiệp); 10.030 doanh nghiệp (bằng 68%) thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể.

Mặc dù quy định về đối thoại tại doanh nghiệp đang là vấn đề mới, tuy nhiên đến nay đã có trên 50% số doanh nghiệp tổ chức đối thoại là một tín hiệu đáng khích lệ.

Kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy, nơi nào tổ chức tốt đối thoại thì nơi đó có bầu không khí chân thành, cởi mở, NLĐ và NSDLĐ hiểu biết nhau hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn và nhờ đó quan hệ lao động cũng hài hoà, ổn định và tiến bộ hơn. Vì vậy, doanh nghiệp ổn định và phát triển,  chất lượng hàng hóa được nâng lên và năng lực cạnh tranh được cải thiện rõ rệt.

Để việc tổ chức đối thoại đạt kết quả cao, trong thời gian tới các cấp công đoàn cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho NSDLĐ và NLĐ các quy định của pháp luật về đối thoại tại doanh nghiệp. Tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp về trình tự, thủ tục, các quy định hiện hành về đối thoại tại doanh nghiệp. Công đoàn cấp trên cần hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ công đoàn cơ sở kỹ năng đối thoại, tổ chức đào tạo, tập huấn cho thành viên tổ đối thoại về phương pháp và cách thức đại diện NLĐ tiến hành đối thoại với NSDLĐ. Làm được như vậy chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng và số lượng doanh nghiệp thực hiện đối thoại, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

TS. Đặng Quang Điều (Trưởng Ban CSKT - XH và Thi đua – Khen thưởng, Tổng Liên đoàn LĐVN)

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top